Thứ Tư, 16 tháng 11, 2016

Liệu đàn ông có thích người phụ nữ hay cằn nhằn



Chồng bạn có thích bạn hay cằn nhằn vì thói quen không tốt của anh ấy?

Đa số Đàn ông thường cảm thấy không hiểu vì sao phụ nữ hay cằn nhằn với mình, bởi vì đó chính là một phương thức biểu hiện của tình yêu theo nhiều diễn giải trong sách. Có người đã nói thế này: muốn lấy vợ, phải lấy một người hay cằn nhằn! Vì phụ nữ không biết nổi giận chẳng khác gì một cốc nước lọc, ngoài tác dụng giải khát ra thì chẳng để lại dư vị gì. Ngược lại, một cô vợ ưa cằn nhằn lại giống loại rượu vang lâu năm, tuy mạnh nhưng lại có vị nồng đượm khó quên.




Phụ nữ hay cằn nhằn cũng là loài động vật không hiểu lý lẽ nhất, vì lý do của họ thường khiến người khác không sao hiểu được.

Phụ nữ nhất là vợ- người lam me của con có thể vì một chuyện nhỏ đến mức không thể nhỏ hơn mà nổi cơn giận lớn đến mức không thể lớn hơn.

Đó là vì phụ nữ luôn đặt ra những yêu cầu đối với người đàn ông bên cạnh mình, đặt kỳ vọng vào họ càng cao thì khi thất vọng lại càng dễ nổi nóng.

Bạn đến muộn, nàng nổi giận, đó là vi nàng lo lắng cho bạn, sợ bạn bị tai nạn.

Bạn hút thuốc, nàng cằn nhằn, vì nàng quan tâm đến sức khỏe của bạn.

Bạn uống rượu, cô ấy tức bạn, đó là vì lo lắng sau khi uống say sẽ không có ai chăm sóc trẻ cho bạn, sợ bạn gặp chuyện không hay.

Bạn không thích tắm cũng bị cằn nhằn, đó là vì nàng muốn tạo cho bạn thói quen sinh hoạt sạch sẽ, lành mạnh.

Bạn không làm việc nhà, không giặt giũ nấu cơm, nàng tức giận, đó là vì nàng muốn bạn vận động nhiều hơn một chút, thay vì ngồi lỳ trước màn hình tivi hoặc máy tính, hoặc nằm ườn trên giường ngủ nướng.

Bạn to tiếng với nàng, nàng tức giận, đó là vì nàng mong muốn bạn có thể nói chuyện nhẹ nhàng tình cảm với nàng, nàng muốn cảm nhận được sự che chở của bạn.

Bạn thờ ơ với nàng, nàng nổi giận, đó là vì nàng muốn bạn nhớ đến nàng, hi vọng bạn sẽ nghiêm túc ghi nhận những lời nàng nói.

Bạn nói nàng có tật xấu này tật xấu nọ, nàng tức giận, đó là vì nàng muốn trong mắt bạn, nàng là người hoàn mỹ nhất, nghe những lời chê bai của bạn, nàng cảm thấy rất tủi thân.

Bạn bận rộn, nàng tức giận, đó là vì bạn không có thời gian nói chuyện với nàng, ôm nàng vào lòng, khiến nàng cảm thấy mình bị lạnh nhạt.

Bạn quên sinh nhật nàng, nàng tức giận, đó là vì đối với bạn, nàng không hề quan trọng, nàng chắc chắn cũng không cầu xin một người xa lạ có thể nhớ sinh nhật nàng.
Trên người bạn có mùi nước hoa của người khác, nàng tức giận, đó là vì nàng quan tâm bạn, bạn là tất cả đối với nàng, nàng không muốn chia sẻ bạn với người khác.

Bên cạnh có một người tức giận với mình, thật ra là một chuyện vô cùng hạnh phúc!

Và bên cạnh có một người đàn ông để mình tức giận, cũng là sự giằn vặt, đồng thời là hạnh phúc rất lớn của phụ nữ.

Theo tôi, Bạn hãy trân trọng người phụ nữ ngày ngày cằn nhằn bên tai bạn, trong sự tức giận của nàng đong đầy sự quan tâm, lo lắng, yêu thương và kỳ vọng dành cho bạn! Vì thế, hỡi các đấng mày râu ngốc nghếch, khi bên cạnh bạn có một người phụ nữ thích nổi nóng, hãy thể hiện cho nàng thấy sự khoan dung độ lượng của phái mạnh, tiếp nhận sự đáng yêu khi nàng nổi giận với bạn!

Thứ Ba, 15 tháng 11, 2016

Đọc truyện: Con ngỗng vàng


Bé rất yêu thích các chú Ngỗng. Hôm nay, Mẹ tiểu Hồng giới thiệu đến các bé câu chuyện " Con ngỗng vàng" thú vị. Nội dung câu chuyện như sau:

Ngày xưa có một người có ba con. Con thứ ba tên là chàng Ngốc thường bị khinh rẻ chế giễu và làm việc gì cũng bị gạt ra. Một hôm, con cả muốn vào rừng đốn củi. Trước khi anh ta đi, người mẹ cho anh ta một chiếc bánh trứng ngon lành và một chai rượu vang để mang theo ăn uống. Anh vào rừng gặp một ông lão nhỏ bé, tóc hoa râm, chào anh và nói:

– Cho lão xin miếng bánh ở trong bị anh và một ngụm rượu vang. Lão vừa đói vừa khát đây.

Anh chàng khôn ngoan đáp:

– Nếu tôi cho lão bánh và rượu thì tôi chẳng còn gì! Thôi lão xéo đi!

Rồi anh để kệ ông lão ở đấy mà đi. Anh đẵn cây được một lát thì trượt tay, rìu chém vào cánh tay, phải về nhà băng bó. Tai nạn ấy chính do ông lão bé nhỏ gây ra. Sau đó, người con thứ hai đi rừng. Người mẹ cũng cho một chiếc bánh trứng và một chai rượu vang y như với con cả. Ông lão bé nhỏ cũng đến xin anh miếng bánh và ngụm rượu. Người con thứ hai cũng rất khôn:

– Tôi cho lão cái gì là tôi thiệt cái ấy. Thôi lão xéo đi!

Rồi anh để kệ ông lão ở đấy mà đi. Anh cũng bị trừng phạt ngay: anh mới chặt cây được vài nhát thì chặt ngay vào chân, phải lê về nhà.


 

Chàng Ngốc liền nói:

– Thưa bố, bố để cho con đi đốn củi một lần.

Bố đáp:

– Thôi! Hai anh mày bị thương. Mày đốn củi thế nào được!

Chàng Ngốc xin mãi, cuối cùng bố đành bảo:

– Thôi thì mày cứ đi đi. Có vấp thì mới sáng mắt ra.

Mẹ cho một chiếc bánh luộc ủ tro và một chai bia chua. Anh vào rừng thì cũng gặp một ông lão bé nhỏ tóc hoa râm, chào anh rồi bảo:

– Cho lão xin một miếng bánh và một ngụm rượu, lão vừa đói vừa khát đây.

Chàng Ngốc đáp:

– Cháu chỉ có bánh ủ tro và bia chua thôi. Nếu cụ thấy tạm được, thì ông cháu ta ngồi xuống cùng đánh chén.

Họ ngồi xuống. Chàng Ngốc rút bánh ủ tro ra thì thấy đó là một chiếc bánh trứng ngon lành; bia chua đã biến thành rượu vang ngon. Ăn uống xong, ông lão bảo:

– Cháu tốt bụng, sẵn sàng chia của mình cho người khác. Để lão ban phúc cho. Chỗ kia có cây cổ thụ, cháu đẵn xuống sẽ thấy trong đám rễ cây có của quí.

Nói xong ông lão từ biệt lên đường.

Chàng Ngốc đi đẵn cây. Hạ cây xuống thì thấy trong đám rễ có một con ngỗng lông bằng vàng thật. Anh nhấc ngỗng lên ẵm vào một quán trọ để ngủ đêm. Chủ quán có ba con gái. Ba cô thấy ngỗng, tò mò không biết là chim gì mà lạ thế, chỉ muốn lấy một chiếc lông của nó. Cô cả nghĩ cách nhổ trộm một chiếc. Khi chàng Ngốc vừa ra, chị nắm ngay lấy cánh ngỗng. Nhưng tay bị dính chặt vào đó, không rút ra được. Một lát sau, cô thứ hai đến cũng chỉ chăm chăm muốn lấy một chiếc lông vàng. Cô vừa đụng đến cô chị thì bị dính ngay vào chị. Cô thứ ba cũng tới cũng định tâm lấy lông. Hai cô chị kêu lên:

– Ối trời ơi là trời, tránh ra, tránh ra!

Cô út chẳng hiểu tại sao lại phải tránh ra, nghĩ bụng các chị làm thì mình cũng làm được, liền nhảy lại. Cô vừa đụng tới các chị thì cũng bị dính vào. Cả ba cô suốt đêm phải ở liền với ngỗng. Sáng hôm sau, chàng ngốc mang ngỗng ra đi, cũng chẳng để ý đến ba cô dính vào ngỗng. Các cô đành lẽo đẽo theo sau, rẽ sang phải sang trái tùy theo bước của anh. Giữa đồng, cha xứ gặp cả đoàn người bèn nói:

– Đồ gái quạ mổ, không biết xấu hổ à? Cứ bám lấy giai ra đồng như vậy coi có được không?

Cha liền nắm tay cô út kéo lại; cha vừa đụng đến thì chính cha cũng bị dính vào và cũng phải lẽo đẽo đi theo. Một lúc sau, người giữ đồ thánh thấy cha xứ lẽo đẽo theo ba cô, ngạc nhiên quá hỏi:

– Thưa cha, cha đi đâu mà vội vàng thế? Cha nhớ là hôm nay còn phải làm lễ rửa tội cho một đứa trẻ nữa cơ đấy.

Ông ta chạy theo nắm áo cha thì cũng bị dính vào. Năm người đang bước thấp bước cao như vậy thì gặp hai bác nông dân vác cuốc ở đồng về. Cha xứ gọi họ, nhờ gỡ hộ mình và người giữ đồ thánh ra. Hai bác vừa sờ đến thì bị dính vào nốt. Như vậy là bảy người đi theo chàng Ngốc ôm ngỗng.

Anh đi tới kinh kỳ. Nhà vua có một cô gái nghiêm nghị, không ai làm cô cười được. Vua phán là ai làm cho cô cười thì được lấy cô. Chàng Ngốc nghe thấy nói vậy, liền vác ngỗng và cả bảy người theo đuôi đến trước công chúa. Nàng thấy bảy người lếch thếch theo nhau, liền cười sằng sặc, không kìm lại được nữa. Chàng Ngốc liền đòi lấy nàng. Vua không thích chàng rể này, viện cớ nọ cớ kia để từ chối, ra điều kiện cho anh phải tìm ra người uống hết được một hầm rượu vang thì mới cho lấy. Chàng Ngốc nghĩ đến ông lão nhỏ bé, có thể giúp được mình, liền vào rừng tìm. Tới chỗ cây bị đẵn, anh thấy có một người ngồi, mặt buồn rười rượi. Anh hỏi y sao lại buồn bao thế. Y đáp:

– Tôi khát quá, uống bao nhiêu cũng không đỡ khát. Tôi không chịu được nước lã. Quả là tôi đã uống cạn một thùng rượu, nhưng chẳng qua mới như muối bỏ bể.

Chàng Ngốc nói:

– Thế để tôi giúp anh. Anh chỉ việc đi với tôi là tha hồ uống.

Anh dẫn người ấy đến hầm rượu nhà vua. Y nhảy xổ vào những thùng rượu to, uống mãi, uống mãi đến căng cả bụng. Chưa hết một ngày, anh đã uống sạch cả hầm rượu.

Chàng Ngốc lại đòi lấy công chúa. Nhưng vua bực lắm, không muốn để một tên vớ vẩn mà mọi người gọi là Ngốc lấy con gái mình. Vua lại ra những điều kiện mới: anh ta phải tìm cho ra được một người ăn nổi một núi bánh. Chàng Ngốc chẳng suy nghĩ gì lâu la, lại đi ngay vào rừng. Vẫn ở chỗ cũ có một người mặt mũi thiểu não, thắt chặt bụng bằng dây da và nói:

– Tôi đã ăn cả một lò bánh, nhưng không ăn thua gì. Tôi háu đói quá. Bụng vẫn lép kẹp, phải thắt lại kẻo chết đói mất.

Chàng Ngốc thấy vậy cả mừng bảo:

– Thôi đi đi, đi với tôi thì tha hồ no nê.

Anh dẫn người ấy vào triều. Vua cho tập trung bột mì cả nước lại rồi sai nướng một núi bánh khổng lồ. Người ở rừng chỉ ăn một ngày hết sạch cả núi bánh.

Lần thứ ba, chàng Ngốc lại đòi lấy công chúa. Vua tìm cách thoái thác, đòi có một chiếc tàu đi được cả ở trên cạn lẫn dưới nước. Vua nói:

– Nếu tàu ấy cập bến thì lập tức ngươi được lấy con gái ta.

Chàng Ngốc đi thẳng vào rừng. Ông lão được anh cho bánh vẫn ngồi đó, bảo anh:

– Chính lão đã uống và ăn hộ cho anh. Để lão cho anh chiếc tàu. Gì lão cũng làm, vì anh đã cư xử với lão tử tế.

Thấy vậy, Lão bèn cho anh một chiếc tàu đi được cả trên cạn lẫn dưới nước. Vua thấy không còn cách gì giữ con gái được nữa đành cho tổ chức đám cưới. Sau khi vua mất, chàng Ngốc lên ngôi. Vợ chồng sống hưởng hạnh phúc.

Đọc truyện: Sự tích cây ngô

Bắp ngô hàng ngày cũng có nguồn gốc, các bé biết gì về bắp ngô nào?

Trời hạn hán. Cây cối chết khô vì thiếu nước, bản làng xơ xác vì đói khát. Nhiều người phải bỏ bản ra đi tìm nơi ở mới.

Một nhà nọ chỉ có hai mẹ con. Người mẹ ốm đau liên miên và cậu con trai lên 7 tuổi. Cậu bé tên là Aưm, có nước da đen nhẫy và mái tóc vàng hoe. Tuy còn nhỏ nhưng Aưm đã trở thành chỗ dựa của mẹ. Hằng này, cậu dậy sớm vào rừng kiếm măng, hái nấm, hái quả mang về cho mẹ.

Nhưng trời ngày càng hạn hán hơn. Có những lần cậu đi cả ngày mà vẫn không tìm được thứ gì để ăn. Một hôm, vừa đói vừa mệt cậu thiếp đi bên bờ suối. Trong mơ, cậu nhìn thấy một con chim cắp quả gì to bằng bắp tay, phía trên có chùm râu vàng như mái tóc của cậu. Con chim đặt quả lạ vào tay Aưm rồi vỗ cánh bay đi. Tỉnh dậy Aưm thấy quả lạ vẩn ở trên tay. Ngạc nhiên, Aưm lần bóc các lớp vỏ thì thấy phía trong hiện ra những hạt màu vàng nhạt, xếp thành hàng đều tăm tắp. Aưm tỉa một hạt bỏ vào miệng nhai thử thì thấy có vị ngọt, bùi. Mừng quá, Aưm cầm quả lạ chạy một mạch về nhà.


 



Mẹ của cậu vẫn nằm thiêm thiếp trên giường. Thương mẹ mấy ngày nay đã đói lả, Aưm vội tỉa những hạt lạ đó mang giã và nấu lên mời mẹ ăn. Người mẹ dần dần tỉnh lại, âu yến nhìn đứa con hiếu thảo. Còn lại ít hạt, Aưm đem gieo vào mảnh đất trước sân nhà. Hằng ngày, cậu ra sức chăm bón cho cây lạ. Nhiều hôm phải đi cả ngày mới tìm được nước uống nhưng Aưm vẫn dành một gáo nước để tưới cho cây. Được chăm sóc tốt nên cây lớn rất nhanh, vươn những lá dài xanh mướt. Chẳng bao lâu, cây đã trổ hoa, kết quả.

Khi Mùa hạn qua đi, bà con lũ lượt tìm về bản cũ. Aưm hái những quả lạ có râu vàng hoe như mái tóc của cậu biếu bà con để làm hạt giống. Quý tấm lòng thơm thảo của Aưm, dân bản lấy tên câu bé đặt tên cho cây có quả lạ đó là cây Aưm, hay còn gọi là cây ngô. Nhờ có cây ngô mà từ đó, những người dân Pako không còn lo thiếu đói nữa.


Truyện hài: Trong giờ kể chuyện của bé

Trong giờ lên lớp các bé hay làm gì? 

Mời các em đón đọc câu truyện của VOVA nhé!

Cô giáo đang đọc truyện “Ba chú heo con” cho các bé nghe đến đoạn một chú heo gặp bác nông dân và xin rơm:

– Bác ơi, cho cháu xin ít rơm nhé!

Cô giáo ngừng lại hỏi Vova:

– Con có biết bác nông dân nói gì không?


 

Vova :

– Thưa cô, bác ấy bảo: “Trời ơi! Một con heo biết nói!”.

Cô giáo tức đỏ mặt, vừa học bài “Sự tích bánh chưng, bánh dày”, Cô lại hỏi tiếp:

-Thế em có biết bánh chưng có từ bao giờ không?

Tính theo mùa thì có từ giáp Tết, tính theo ngày thì có tại hàng quà sáng lúc 5 giờ ạ! Cô giáo tức không chịu được liền mắng :

– Em có biết tuần này đã bị điểm 2 lần thứ ba rồi không?

Vova :

– Thưa cô, em đã hiểu ý nghĩa câu: “Ghét của nào trời trao của ấy”.

Bé Vova tuy nghịch ngợm nhưng rất thông mình đúng không các bé?

Truyện cổ tích: Ba người lùn trong rừng

Bé đã đọc truyện cổ tích "Ba người lùn trong rừng" chưa?

Xưa kia có một người đàn ông góa vợ và một người đàn bà góa chồng. Người đàn ông có một con gái, người đàn bà cũng có một con gái. Hai đứa bé quen nhau thường rủ nhau đi chơi rồi về nhà người đàn bà góa. Bác ta bảo đứa con gái người đàn ông:

– Này cháu ạ, cháu về bảo bố là bác muốn lấy bố. Như thế, thì rồi sáng nào cháu cũng được rửa mặt bằng sữa và uống rượu vang, con bác thì chỉ rửa mặt bằng nước lã và uống nước lã thôi. Cô gái về nhà kể lại cho bố nghe. Người đàn ông nghĩ bụng:

– Không biết nên làm thế nào đây nhỉ! Lấy vợ thì sướng đấy và cũng khổ đấy.

Sau cùng, bác phân vân không biết nên quyết định thế nào, liền tháo một chiếc ủng ra bảo con:

Thứ Hai, 14 tháng 11, 2016

Truyện cổ tích: Nàng tiên cóc

Bạn đã đọc: " Con cóc là cậu ông trời" ? 

Hôm nay, truyện cho bé xin giới thiệu 1 truyện cổ tích mới " Nàng tiên cóc"

Ngày xưa, có hai vợ chồng nông dân hiếm hoi, cầu Trời khấn Phật mãi người vợ mới có thai, nhưng đến khi sinh ra, không phải là người mà lại là một Nàng tiên cóc xấu xí.

Nàng tiên cóc lớn lên, biết nói tiếng người, song hình thù sần sùi, xấu xí, khiến cha mẹ nó lấy làm buồn phiền, thường than thở với nhau: “Vợ chồng mình già cả, hiếm hoi, tưởng sinh được mụn con nối dòng, trông nom đỡ đần mình, ngờ đâu oan gia nghiệp báo lại sinh ra cóc, còn trông mong gì nữa”!

Nàng tiên cóc nghe thấy thế, khuyên cha mẹ đừng lo. Rồi ngay hôm sau cóc nhảy đi coi ruộng cho cha mẹ, và từ khi nó trông nom đồng áng thì chẳng có ai lấy trộm lúa ruộng nhà nó như trước nữa.

Một hôm, có mấy thư sinh đi qua ruộng nó, dẫm lên lúa, bỗng nghe có tiếng lanh lảnh như giọng con gái bảo rằng: “Xin các cậu đi cho có ý tứ kẻo làm nát lúa nhà em”. Lũ thư sinh nhìn vào ruộng lúa, chẳng thấy ai, chỉ thấy một con cóc đang ngồi đó. Tiếng nói dịu ngọt làm cho một anh trong bọn đâm ra có cảm tình. Chàng thư sinh này bấy lâu đọc sách đạo thần tiên, tin tưởng có sự mầu nhiệm ở đời, nên về nhà nói với cha mẹ xin hỏi cóc làm vợ.

Ban đầu cha mẹ thư sinh tưởng con mình hóa dại, song anh ta cứ một mực đòi lấy Nàng tiên cóc làm vợ cho kỳ được, nếu không thì thề quyết chẳng lấy ai. Người cha bèn kiếm cớ từ khước, bảo chỉ có một mình anh ta là con trai, cưới cóc về có sinh ra được con cái để nối dòng không? Thư sinh tin là sẽ có sự nhiệm màu xảy đến trong ngày cưới cóc về, Tiên Phật sẽ giúp cho cóc thành người có đức hạnh, nhan sắc hơn đời. Thấy con đã nhất quyết như vậy, cha mẹ anh ta cũng đành phải chiều theo, đem trầu cau đi hỏi cóc.

Câu truyện được cập nhật chi tiết nhất trên thư viện điện tử cho mẹ và bé!

Đến ngày cưới, bên nhà trai mang đủ lễ vật, đồ nữ trang, quần áo cho cô dâu như người thường, chàng rể hy vọng Tiên Phật hóa phép cho cóc thành một cô gái xinh tươi như chàng vẫn mộng tưởng. Cả hai họ cũng trông mong như vậy, nhưng đến khi rước dâu, mọi người phải tức cười và xấu hổ vì đưa đón một con cóc nhảy về nhà chồng.

Cha mẹ chồng vừa rầu, phiền cho con trai, vừa chua xót vì con dâu cóc, liền cấp ruộng cho đôi lứa đi ở riêng. Thư sinh cũng buồn lòng, cặm cụi học hành, nghiên cứu các khoa học thần bí, hy vọng gỡ rối cho gia đình, nhất là đối với cha mẹ già đang khát khao có cháu bế. Cóc thì siêng năng công việc ở nhà, thức khuya dậy sớm khuyên chồng chăm chỉ bút nghiên.

Ngày ngày anh ta đi học về thì đã thấy cơm nước sẵn sàng, nhà cửa sạch sẽ ngăn nắp, mới nghĩ bụng rằng trong lúc vắng mình, chắc vợ trút lốt cóc thành người, chứ một con cóc thì làm sao lo việc nội trợ khéo léo được thế kia? Mấy bận anh ta thử rình, ra đi rồi thình lình trở về bất ngờ, hy vọng bắt gặp vợ là một cô gái xinh đẹp, song chỉ thấy một con cóc sần sùi ở nhà. Anh van nài cóc hóa thành người đẹp cho mình được sung sướng, nhưng cóc vẫn thản nhiên không tỏ vẻ gì cả.

Một tối, anh cho cóc hay tin mình được bổ đi dạy ở trường tỉnh, ngỏ thật rằng mình không thể đưa vợ đi theo nếu vợ vẫn giữ lốt cóc. Từ ngày cưới về anh ta đã chịu biết bao lời chế diễu của hàng xóm, bè bạn. Hơn nữa, cha mẹ vẫn thúc dục anh lấy thêm vợ khác để có con nối nghiệp tông đường. Cóc lặng yên nghe chồng than thở, khuyên chồng chớ nên quá buồn phiền, và xin phép hôm sau về nhà thăm cha mẹ.

Sáng ngày, cóc đi theo chồng, được một quãng thì nhảy vào một cái bụi bên đường. Thư sinh dừng bước lại thì thấy ở bụi cây đi ra một cô gái xinh đẹp lạ lùng, quá sức ước mong của anh bấy lâu. Anh sung sướng ngẩn ngơ nhìn người vợ đẹp lại gần, say đắm ngắm nghía vợ từ đầu đến chân rồi thiết tha xin vợ từ đây cứ giữ hình người. Biết là vợ đã trút lốt cóc ra trong bụi, anh ta kiếm cớ đi lùi lại sau rồi chạy lẻn đến bụi tìm lốt cóc mà dấu vào mình.

Đến nhà, cha mẹ thư sinh mừng rỡ thấy con dâu cóc đã hóa ra người xinh đẹp, dịu dàng. Anh chồng hân hoan thừa lúc mọi người không để ý đến, đem lốt da cóc bỏ vào bếp lửa cho tiêu tan. Hai vợ chồng ở lại nhà cha mẹ cả đôi bên luôn mấy ngày, vui vẻ tiệc tùng liên tiếp rồi mới trở về nhà.

Trên đường về vợ kiếm cớ vào bụi cây để tìm lại lốt cũ, không thấy, chồng mới cho hay là mình đã lấy đốt đi rồi. Vợ đành phải giữ nguyên hình người để về với chồng.

Hai vợ chồng ăn ở với nhau đằm thắm vui vẻ, vợ sinh được nhiều con cái, chồng học thi đỗ cao làm nên chức lớn, sống một đời sung sướng.

Câu chuyện thật thú vị đúng không các bé! Chúc các bé luôn vui vẻ với thật nhiều câu truyện!

Truyện cổ tích: Cô bé bán diêm

Cô bé bán diêm như một món quà tinh thần đầy ý nghĩa mà cha mẹ dành tặng cho con

Câu truyện giúp bé ấp ủ ước mơ dù trong hoàn cảnh khó khăn nhất của cuộc sống:

Đêm ấy, có một bé gái nhỏ đầu trần, chân đất đi trong bóng tối. Hai chiếc giày của cô khá rộng liên tục bị văng mất. Một chiếc bị xe ngựa nghiền và dính theo dòng tuyết cùng bánh xe trôi đi. Một chiếc được một thằng bé lượm được nhưng nó lại mang về làm nôi cho chó. Vì vậy, em không có giầy để đi.

Thời tiết lạnh buốt làm đôi chân em đỏ ửng, bầm tím. Chiếc tạp dề đựng đầy những que diêm và vỏ bao ngoài. Em cố tìm chỗ đông người nhưng ai cũng rảo bước rất nhanh và không ai bận tậm đến cho em.

Em bé lang thang trên người dính đầy tuyết , bụng đói rất đáng thương. Cả đêm giao thừa trên phố đèn sáng rực cùng với mùi ngỗng quay khiến em càng đói hơn. Em nhớ lại khi bà nội còn sống em cũng được đón giao thừa hạnh phúc. Khi bà mất gia đình ly tán, những ngày tháng ấm áp mất đi thay vào đó là lời mắng nhiếc và chửi rủa mỗi ngày.

Em ngồi trong một góc tường co ro. Trời mỗi lúc càng buốt khiến em rất lạnh. Không ai quan tâm cũng như bố thí cho em. Về nhà chắc cũng lạnh như vậy, gió thốc ngoài cửa vào nhưng em phải bán hết chỗ diêm ấy không về cha em sẽ mắng.


Được một lúc tay cô bé bán diêm lạnh buốt và cứng đơ. Em quẹt một que diêm hơ những ngón tay. Ngọn lửa sáng hồng rực rỡ khiến em tưởng như mình đang ngồi trước đống lửa hồng rực vậy. Em hơ tay trên ngọn lửa và ao ước có được chiếc lò sưởi thì quá tốt. Nghĩ đến trọng trách bán diêm nhưng không thu được gì em vẫn sợ bị bố mắng.

Em tiếp tục quẹt que thứ hai: Que diêm sáng rực. cô bé bán diêm nhìn thấy bức tường như một tấm rèm. Bên trong là bàn ăn thịnh soạn, có cả ngỗng quay. Điều kỳ diệu là ngỗng cùng cả dao, dĩa tiến về phía cô bé bán diêm. Rồi que diêm vụt tắt. Mọi ảo giác đều biến mất trả lại khung cảnh lạnh lẽo với 4 bức tường, gió bấc, đường phố vắng teo.

Mọi người đi trên đường hoàn toàn không tỏ ra quan tâm tới người nghèo khổ như cô.

cô bé bán diêm tiếp tục quẹt que diêm thứ 3. Em thấy cả một cây thông noel to đùng được trang trí lỗng lẫy đầy nến, cây xanh tươi tạo thành bức tranh màu rực rỡ. Em định với tay về cây nhưng diêm tắt. Em thấy tất cả ngọn nến bay lên như sao trời. Khi thấy sao đổi ngôi đồng nghĩa với việc có một linh hồn đang bay lên trời với thượng đế.


Em tiếp tục quẹt một que diêm nữa và thấy người bà hiền dịu xuất hiện. Cô bé nói:

– Bà ơi, bà đừng bỏ cháu một mình ở nơi này. Lúc trước bà bảo cháu ngoan sẽ được gặp lại bà. Cháu xin bà nói với Thượng Đế cho cháu theo bà với. Que diêm vụt tắt khiến mọi hình ảnh tan biến. Chỉ còn lại không nhiều em lấy ra quẹt để níu kéo bà của mình. Bà cụ cầm lấy tay em và bay cao mãi, chẳng còn sợ hãi và đói rét. Họ cùng bay lên trời.

Sáng hôm sau, bầu trời xanh, tuyết vẫn phủ kín mắt đất ai cũng vui vẻ ra khỏi nhà. Họ thấy một cô bé bán diêm má đỏ môi mỉm cười chết trong giá lạnh đêm giao thừa. Có rất nhiều bao diêm, trong đó một bao mà em đã đốt hết nhẵn sưởi ấm cho mình. Không ai có thể thấy cảnh lung linh của hai bà cháu và hai bà cháu bay lên trời đón niềm vui.

Câu chuyện còn dạy cho bé về tình thân, về nỗi khao khát hạnh phúc gia đình.

Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2016

Câu chuyện của chú Gấu con

Câu chuyện dạy con biết nói " Cám ơn, Xin lỗi"

Bé sẽ sử dụng Cám ơn và Xin lỗi trong trường hợp nào?

Ngày chủ nhật Gấu con xin phép mẹ ra đường chơi cùng các bạn. Gấu mẹ dặn:

– Con chơi ngoan nhé. Nếu làm sai điều gì, con phải xin lỗi. Được ai giúp đỡ thì con phải cảm ơn.

Gấu con tung tăng chạy nhảy và mải lắng nghe chim Sơn Ca hót nên va phải bạn Sóc khiến giỏ nấm văng tung toé ra đất. Gấu con vội vàng khoanh tay và lễ phép nói:

– Cảm ơn bạn Sóc!

Nói xong Gấu con cúi xuống nhặt nấm bỏ vào giỏ giúp Sóc. Sóc ngạc nhiên nói:

– Sao Gấu con lại cảm ơn, phải nói xin lỗi chứ!


Mải nhìn Khỉ mẹ ngồi chải lông cho Khỉ con nên Gấu con bị trượt

chân, rơi xuống hố sâu. Gấu con sợ quá kêu thất thanh:

– Cứu tôi với! Ai cứu tôi !!!

Bác Voi ở đâu đi tới liền đưa vòi xuống hố và nhấc bổng Gấu con lên mặt đất. Gấu con luôn miệng:

– Cháu xin lỗi bác Voi, Cháu xin lỗi bác Voi!

Bác Voi cũng rất ngạc nhiên liền nói:

– Sao Gấu con lại xin lỗi, phải nói cảm ơn chứ!

Về nhà, Gấu con kể lại chuyện cho mẹ nghe. Gấu mẹ ôn tồn giảng giải:

– Con nói như vậy là sai rồi. Khi làm đổ nấm của bạn Sóc, con phải xin lỗi. Còn khi bác Voi cứu con ra khỏi hố sâu, con phải cảm ơn.

– Con nhớ rồi ạ! – Gấu con vui vẻ nói.

Qua câu chuyện này, các bé đã biết sử dụng Cám ơn và Xin lỗi chưa? Chúc cac bé có thêm thật nhiều bài học ý nghĩa nữa.

Câu chuyện giữa Diều và Quạ

Diều và Quạ là hai nhân vật điển hình trong các câu truyện của bé!
Câu truyện dạy cho bé về lòng người, về lỗi suy diễn hẹp hòi:" Suy bụng ta ra bụng người". Nội dung câu chuyện như sau:
Suy bụng ta ra bụng người
Có con quạ tha được xác một con chuột thối về ngồi trên cây rỉa mồi. Diều từ trên cao ngó thấy liền hạ cánh xuống bảo:
– Này anh Quạ ơi, xác con chuột bị ngấm thuốc độc, đừng ăn mà chết đấy anh ạ!
Quạ chẳng nghe mà lại còn la mắng:
– Anh muốn chia phần miếng mồi ngon của tôi đấy hử, chẳng đời nào!
Nói rồi Quạ bấu lấy con mồi, quay lưng lại ăn tiếp. Diều thấy ý tốt của mình bị nghi oan liền bỏ đi không thèm nói nữa. Quạ ăn hết miếng mồi, liền bị đứt ruột chết ngay.
Câu truyện còn dạy bé biết cách chia sẻ cho người khác.

Truyện cổ tích giữa Trùn và Cá

Thế giới truyện cổ tích nuôi dưỡng tâm hồn con trẻ trong sáng

Ngày xửa ngày xưa có 1 chú cá và 1 chú Trùn. Một ngày nọ:


Trùn bị móc vào lưỡi câu quăng xuống nước, thấy Cá lượn muốn cắn, nó lên tiếng bảo:

– Người ta bắt tôi làm mồi để câu anh. Tôi chết đã đành, còn anh bị mắc câu sống thế nào được?

Cá nghe nói thế sợ hãi bỏ đi.

Người đi câu chờ lâu không thấy động, ngỡ là con mồi kém nhạy nên gỡ Trùn quẳng đi. Nhờ vậy Trùn lại gặp Cá. Cá ngỏ lời cám ơn.

Nhưng Trùn cũng cám ơn lại Cá vì nhờ Cá không ăn mồi nên người ta mới gỡ Trùn quẳng đi.

Bé sẽ học được gì từ câu truyện này: " Muốn người khác đối xử tốt với mình thì trước hết mình phải đối xử tốt với họ"